Tủ lạnh đóng tuyết – Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục 

Sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh của bạn xuất hiện tình trạng đóng tuyết, gây phiền toái và khiến cho thực phẩm bị hỏng dễ dàng hơn. Hãy cùng King Cook Việt tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé! 

Hình 1: Tủ lạnh đóng tuyết – Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục

Hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết là gì?

Tủ lạnh đóng tuyết là hiện tượng lớp tuyết trắng (đá xốp) tích tụ và bám dày trên các bề mặt bên trong tủ lạnh, bao gồm thành tủ lạnh và thậm chí trực tiếp trên thực phẩm bảo quản. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các thiết bị sử dụng cơ chế làm lạnh trực tiếp.   

Khi lớp tuyết ngày càng dày, không gian tủ lạnh sẽ bị thu hẹp. Mặc dù thiết bị vẫn hoạt động hết công sức nhưng lượng hơi lạnh cung cấp là không đủ cho quá trình truyền nhiệt và bảo quản thực phẩm. Vì vậy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm lạnh và hiệu suất hoạt động. 

Nguyên nhân khiến tủ lạnh đóng tuyết 

Có nhiều lý do khiến tủ lạnh đóng tuyết. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất: 

Thói quen sử dụng 

Mở tủ lạnh thường xuyên khiến không khí ẩm từ môi trường xung quanh thâm nhập vào bên trong, dẫn đến hiện tượng ngưng tụ và hình thành tuyết trên thành và kệ tủ lạnh, gây phiền toái cho người tiêu dùng. 

Ít vệ sinh tủ lạnh 

Công việc bận rộn khiến việc dọn dẹp, vệ sinh tủ lạnh bị trì hoãn, ảnh hưởng đến hiệu suất truyền nhiệt của thiết bị. Bụi bẩn tích tụ trên các cuộn tản nhiệt khiến quá trình làm lạnh hoạt động khó khăn hơn, tạo ra nhiều độ ẩm thừa trong ngăn đông và hình thành các khối tuyết. 

Để nhiệt độ ở mức quá thấp 

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến ngăn mát tủ lạnh đóng tuyết là do mức nhiệt quá thấp. Điều này vô tình làm cho lớp bên ngoài của thực phẩm đóng tuyết hoặc đông cứng như để ở trên ngăn đá.  

Sử dụng vượt quá sức chứa của tủ lạnh  

Đây là nguyên nhân mà nhiều gia đình Việt thường hay mắc phải. Tình trạng vượt quá dung tích cho phép sẽ ảnh hưởng đến các lỗ thông gió của thiết bị, hạn chế sự lưu thông của không khí lạnh và dẫn đến tình trạng bám tuyết.  

Bộ phận làm lạnh bị hỏng 

Các bộ phận làm lạnh nếu gặp vấn đề sẽ gây ra hiện tượng đóng tuyết. 

  • Rơ le: Là thiết bị điện cơ bản dùng để bảo vệ máy nén khi có dấu hiệu xuất hiện những dòng điện quá tải. Khi rơ le gặp sự cố, tủ lạnh sẽ phải hoạt động liên tục, không kiểm soát để tạo ra lượng lớn không khí lạnh không cần thiết.
  • Sò lạnh: Linh kiện quan trọng đảm bảo thanh trở nhiệt xả tuyết, hạn chế đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết. Sò lạnh bị hỏng khiến tủ lạnh hoạt động không hiệu quả, dẫn đến hiện tượng đóng tuyết.
  • Điện trở gia nhiệt: Là một phần không thể thiếu của quá trình rã đông. Điện trở hoạt động sai cách làm gián đoạn quá trình rã đông và tạo ra tuyết. 

Một số nguyên nhân khác 

Bên cạnh các nguyên nhân được đề cập phía trên, tủ lạnh có thể bị ảnh hưởng bởi các lý do sau: 

  • Cháy cuộn dây motor 
  • Khô mỡ bánh răng 
  • Hỏng cầu chì 
  • Rơ-le xả đá không đóng sang tiếp điểm xả đá 
  • Cửa gió bị kẹt 
Hình 2: Nguyên nhân khiến tủ lạnh đóng tuyết

Tác hại khi tủ lạnh đóng tuyết 

Tủ lạnh đóng tuyết kéo theo nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng của người tiêu dùng.

Giảm hiệu quả hoạt động

Lớp tuyết tích tụ khiến động cơ làm lạnh phải hoạt động liên tục nhằm duy trì khả năng làm lạnh với công suất tối đa. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và hao tốn năng lượng nhiều hơn. 

Ảnh hưởng chất lượng thực phẩm 

Lượng nước tan chảy từ các khối tuyết khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn có thể bị ẩm mốc, thất thoát dinh dưỡng và thối rữa nhanh chóng. 

Diện tích sử dụng ít hơn

Lớp tuyết đông cứng tích tụ hạn chế không gian lưu trữ và bảo quản thực phẩm, khiến việc tổ chức và sắp xếp trở nên khó khăn hơn.

Gây tốn điện 

Thiết bị phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn khi lớp tuyết ngày càng dày vì động cơ làm lạnh phải làm việc với công suất tối đa để đảm bảo hoạt động bình thường. 

Hình 3: Tác hại khi tủ lạnh đóng tuyết 

Khắc phục 

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây để khắc phục tình trạng đóng tuyết và tối ưu hóa trải nghiệm tiêu dùng nhé 

Tổ chức và sắp xếp tủ lạnh khoa học 

Hãy loại bỏ những thực phẩm không cần thiết hoặc quá hạn sử dụng. Đồng thời, tiến hành vệ sinh tủ lạnh định kỳ mỗi tháng đảm bảo thiết bị luôn ở tình trạng sạch sẽ và thông thoáng. 

Liên hệ bộ phận bảo dưỡng

Đội ngũ chuyên môn sẽ hỗ trợ bạn xác định những nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng tuyết. Đồng thời cung cấp sự hướng dẫn và trợ giúp cần thiết để giải quyết vấn đề.

Thay thế các bộ phận bị hỏng

Để tiếp tục sử dụng thiết bị một cách hiệu quả, bạn cần xác định các linh kiện bị hỏng và thay thế sớm nhất. Luôn tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo tối đa an toàn. 

Rã đông ngăn đông và vệ sinh tủ lạnh

Rã đông ngăn đông và vệ sinh tủ lạnh đều là công việc cần thiết để giữ cho tủ lạnh hoạt động trơn tru. Dưới đây là 5 bước rã đông chi tiết:

Bước 1: Tắt nguồn điện của tủ lạnh.

Bước 2: Lấy tất cả thức ăn và đồ đông ra khỏi tủ lạnh và đặt chúng trong một nơi mát khác để thức ăn không bị hỏng. 

Bước 3: Mở cửa và đợi cho tuyết tan chảy hoàn toàn. 

Bước 4: Sử dụng khăn mềm hoặc bàn chải lông mềm để vệ sinh bên trong tủ lạnh. Chú ý chùi sạch các vết bẩn và mảng tuyết còn lại.

Bước 5: Vệ sinh cửa và khu vực bên ngoài tủ lạnh và lau khô hoàn toàn sau khi vệ sinh.

Vệ sinh đúng các bước này sẽ giúp tủ lạnh của bạn hoạt động hiệu quả hơn và ngăn chặn hiện tượng đóng tuyết trong tương lai. Điều này sẽ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ thực phẩm của bạn khỏi hư hại.

Hình 4: Cách khắc phục tủ lạnh đóng tuyết

Kết luận 

Hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết có thể gây ra nhiều tác hại và tiêu hao năng lượng. Để duy trì tủ lạnh hoạt động hiệu quả và bảo quản thực phẩm tốt hơn. Hãy kiểm tra, bảo dưỡng và rã đông đúng cách. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938338339